Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016

Những kinh nghiệm trong việc chọn lựa tụ điện

Thiết bị tụ điện là một linh kiện điện tử thụ động  hay còn gọi là “thiết bị lưu điện bao gồm hai mặt dẫn điện gọi là bản cực tụ, được phân cách bởi một chất cách điện, gọi là điện môi (không khí, giấy, mica, dầu nhờn, nhựa, cao su, gốm, thuỷ tinh…)



thiết bị tụ điện

Giá trị của “thiết bị lưu điện là điện dung, được đo bằng đơn vị Farad (kí hiệu là F). Giá trị F là rất lớn nên hay dùng các giá trị nhỏ hơn như micro fara (μF), nano Fara (nF) hay picro Fara (pF) (1F=106μF=109nF=1012pF)

Phân loại thiết bị tụ điện

Theo tính chất lý hóa và ứng dụng, tụ điện được phân loại thành 4 nhóm:

            – Tụ điện phân cực: là loại tụ điện có hai đầu (-) và (+) rõ ràng, không thể mắc ngược đầu trong mạng điện DC. Chúng thường là tụ hóa học và tụ tantalium.



tụ điện phân cực

           – Tụ điện không phân cực: Là tụ không qui định cực tính, đấu nối “thoải mái” vào mạng AC lẫn DC.

          – Tụ điện hạ (thấp) áp và cao áp: Do điện áp làm việc mà có phân biệt “tương đối” này.

          – Tụ lọc (nguồn) và tụ liên lạc (liên tầng): Tụ điện dùng vào mục tiêu cụ thể thì gọi tên theo ứng dụng, và đây cũng là phân biệt “tương đối”.
         – Tụ điện tĩnh và động (điều chỉnh được): Đa số thiết bị tụ điện có một trị số điện dung “danh định” nhưng cũng có các loại thiết bị tụ điện cần điều chỉnh trị số cho phù hợp yêu cầu của mạch điện, như thiết bị tụ điện trong mạch cộng hưởng hay dao động chẳng hạn. 

Theo cấu tạo và dạng thức, tụ điện được phân thành 9 nhóm:

         – Tụ điện gốm (tụ đất) : Gọi tên như thế là do chúng được làm bằng ceramic, bên ngoải bọc keo hay nhuộm màu. Gốm điện môi được dùng là COG, X7R, Z5U v.v…

        – Tụ gốm đa lớp: Là loại tụ gốm có nhiều lớp bản cực cách điện bằng gốm. Tụ này đáp ứng cao tần và điện áp cao hơn loại tụ gốm “thường” khoảng 4 –> 5 lần.
        – Tụ giấy: Là “thiết bị lưu điện” có bản cực là các lá nhôm hoặc thiếc cách nhau bằng lớp giấy tẩm dầu cách điện làm dung môi.

        – Tụ mica màng mỏng: cấu tạo với các lớp điện môi là mica nhân tạo hay nhựa có cầu tạo màng mỏng (thin film) như Mylar, Polycarbonate, Polyester, Polystyrene (ổn định nhiệt 150 ppm / C).

         – Tụ bạc – mica: là thiết bị tụ điện mica có bàn cực bằng bạc, khá nặng. Điện dung từ vài pF đến vài nF, độ ồn nhiệt rất bé. Tụ này rất thích hợp dùng cho cao tần.

         – Tụ hóa học: Là tụ giấy có dung môi hóa học đặc hiệu –> tạo điện dung cao và rất cao cho thiết bị tụ điện. Nếu bên ngoài có vỏ nhôm bọc nhựa thì còn gọi là tụ nhôm.



tụ hoá

        – Tụ siêu hóa (Super Chimical Capacitance) : dùng dung môi đất hiếm, tụ này nặng hơn tụ nhôm hóa học và có trị số cực lớn, có thể đến hàng Farad. Tụ có thể dùng như một nguồn pin cấp cho vi xử lý hay các mạch đồng hồ (clock) cần cấp điện liên tục.
         – Tụ hóa sinh là Siêu tụ điện thay thế cho pin trong việc lưu trữ điện năng trong các thiết bị điện tử di động, dùng lginate trong tảo biển nâu làm nền dung môi –> lượng điện tích trữ siêu lớn và giảm chỉ 15% sau mỗi chu kỳ 10.000 lần sạc

          Tụ tantalium : Tụ này có bản cực nhôm và dùng gel tantal làm dung môi, có trị số rất lớn với thể tích nhỏ.

         – Tụ vi chỉnh và tụ xoay : Có loại gốm, loại mica và loại kim loại.

Để chọn tụ liên lạc tốt giữa các tầng khuếch đại cần chú ý :

 1/ Tổng trở xuất (ngõ ra) của tầng trườc phải tương đương với tổng trở nhập (ngã vào) của tầng sau. Total trở kháng ra mixed (trộn) bởi các tầng trước bằng total trờ kháng ngõ vào của tầng sau.

 Đây là một trong những vấn đề căn bản trong thiết kế mạch điện tử.

2/ Qui chuẩn tính chất vật lý của tín hiệu: Tần số, dạng tín hiệu v.v… phải được nắm bắt kỹ.

Ví dụ: có cả một dải tần đi qua thiết bị tụ điện liên lạc đó, thì ta phải nắm được tần số trung tâm + dải tần số tác dụng. Tín hiệu dạng xung thì phải nắm được tần số chính và các hoạ tần của nó (hài – harmonic).
          3/ Việc chọn tụ liên lạc (hay mạch liên lạc có tụ) đúng sẽ làm giảm nguy cơ nhiễu, tiếng ồn hay méo tín hiệu (noise, distortion) tự dao động, bức xạ ngoài ý muốn, tổn hao vô ích v.v… trong các mạch khuếch đại, bảo đảm dạng tín hiệu. Ví dụ, tín hiệu là dạng xung thì phần liên lạc (có tụ) phải bảo đảm đưa được tần số trung tâm và tổng hài (total harmonics) của nó dạng xung ấy mới được đưa qua trọn vẹn mà không bị méo dạng.

  Như vậy thì vấn đề tụ liên lạc trở nên dễ dàng. Nếu lấy mạch đẳng hiệu thì ta có hai tổng trở R(zA) của ngõ ra tầng trước song song với R(zB) của ngõ vào tầng sau nối tiếp với Z(C) của thiết bị tụ điện liên lạc, f(S) là tần số trung tâm của tín hiệu . 

– Khi tổng trở ngõ ra tầng trước sai khác với tổng trở ngõ vào tầng sau thì thêm R nối tiếp với C và R song song với các tổng trở để bù lại. Gọi là R-C “bù tổng trở”. Đôi khi sự “bù” này không thoả mãn nổi thì phải có tầng phối hợp trở kháng nằm giữa hai tầng để làm nhiệm vụ này. Ví dụ : đưa tín hiệu ngõ ra của máy MP3 (~600 Ohm) vào ngõ Mic in (10K Ohm) chẳng hạn.
– Để bảo đảm dạng tín hiệu không sin hay dải thông tín hiệu quá rộng có thể cần đến vài cụm liên lạc R-C ghép song song / nối tiếp nhau để đạt hiệu quả liên lạc mong muốn.
 Trên đây là một số thông tin về “thiết bị lưu điện”, hi vọng bài viết có ích đối với các bạn

Các bạn có thể tham khảo một số bài viết khác :

Thiết bị tiết kiệm điện gia đình bán ở đâu

Thiết bị công tắc điện thông minh

Tag : thiet bi tu dien, thiet bi luu dien, thiet bi tiet kiem dien, thiet bi tiet kiem dien ban o dau, thiet bi tiet kiem dien gia dinh, thiết bị tiết kiệm điện

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2016

Công tắc điện thông minh và cách chon lựa phù hợp

Công tắc điện thông minh có vai trò chủ chốt trong một hệ thống nhà thông minh, nó tác động lên hệ thống qua sự điều khiển và truyền tải dữ liệu đến sever trung tâm. Không giống việc phải lại gần bật tắt như truyền thống vì giờ đây từ thiết bị công tắc điện thông minh đã có bộ truyền phát qua wifi đến chiếc smartphone của bạn, bạn chỉ việc thao tác trên chiếc điện thoại dù bạn đang ở bất cứ đâu trên Trái Đất này miễn sao điện thoại của bạn có kết nối wifi hoặc 3G



Hiện nay trên thị trường thiết bị công tắc điện thông minh có khá đa dạng như :


-         Thiết bị công tắc cảm ứng hồng ngoại


-         Thiết bị công tắc điều khiển bằng âm than



Mỗi loại công tắc sẽ phù hợp với một loại thiết bị khác nhau trong ngôi nhà. Và khi chọn lựa bạn cần cân nhắc kĩ càng sao cho phù hợp với hệ thống nhà thông minh của mình.

Kinh nghiệm khi lựa chọn công tắc điện thông minh cho hệ thống nhà thông minh :
-         Bạn cần xác định rõ số lượng và các loại công tắc điện thông minh cần sử dụng trong hệ thống nhà thông minh của bạn

-         Chất lượng của sản phẩm mà bạn muốn sử dụng đi kèm với đó cũng là số tiền bạn muốn bỏ ra cho hệ thống nhà thông minh của bạn.

-         Nếu bạn chưa có kinh nghiệm  trong việc chọn lựa?  Vậy bạn có thể liên hệ với chúng tôi – Công Ty TNHH kĩ thuật điện và môi trường DH để nhận được sự tư vấn tận tình ( mời truy cập trang web chính thức của chúng tôi http://dhcompany.com.vn/ )


-         Trên thị trường hiện nay đang xuất hiện nhiều chủng loại, những phân khúc khác nhau cùng chất  lượng khác nhau. Bạn có thể tham khảo sản phẩm của Broadlink, một thương hiệu nổi tiếng trên thế giới và đang được nhiều nước ưa chuộng

Hi vọng với những thông tin bên trên sẽ hữu ích đối với các bạn !

Các bạn có thể tham khảo một số bài viết hữu ích khác sau :




Tag : thiet bi cong tac thong minh thiet bi tiet kiem dien, thiet bi tiet kiem dien ban o dau, thiet bi tiet kiem dien gia dinh, thiết bị tiết kiệm điện



Thứ Hai, 8 tháng 8, 2016

Nhà sản xuất thiết bị điện thông minh Broadlink

Mời bạn tham khảo thương hiệu Broadlink - Nhà sản xuất thiết bị điện thông minh 

Broadlink

BroadLink – nhà sản xuất thiết bị điện thông minh chuyên cung cấp các sản phẩm và dịch vụ nhà thông minh. Kết hợp công nghệ tiên tiến của IOT, điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn và AI, BroadLink mở đường cho nền tảng Internet cho các công ty truyền thống và giúp họ với sự chuyển đổi trong thế giới thông minh. 


BroadLink đang tập trung vào nền tảng dịch vụ DNAKit điểm mạnh của nó là tập trung kiểm soát môi trường trong nhà thông minh. Nhắm đến các thiết bị máy móc gia dụng, BroadLink cung cấp một nền tảng thống nhất cho tất cả các nhà sản xuất thiết bị điện và nhà cung cấp. Tạo điều kiện cho tất cả các thiết bị kết nối, tương tác và mở rộng. Đến nay, BroadLink NDA đang dẫn đầu IOT môi trường của thế giới với hơn 200 nhà sản xuất thiết bị điện thông minh trong nhà, gần như tất cả các nền tảng IOT (bao gồm Baidu, 360, JD +, Ali, QQ, WeChat, HomeKit, SGIT, China Telecom, China Mobile, vv ) và gần như tất cả các nhà sản xuất thiết bị điện  (như HUAWEI, ZTE, Meizu, Coolpad...vv)


Công ty broadlink hiện có 25 bằng sáng chế tiện ích, 16 bằng sáng chế thiết kế và 7 bản quyền phần mềm được chứng nhận và 60 bằng sáng chế (bao gồm 40 bằng sáng chế tiện ích) được cấp phát.  Sản phẩm được sử dụng tại trên 50 quốc gia và đều được thị trường tại các nước chấp nhận.

Nhà phân phối DH

Công ty TNHH kỹ thuật điện và công nghệ môi trường DH đi vào hoạt động và kinh doanh từ năm 2010. Với sự kết hợp của 02 kỹ sư môi trường và 03 kỹ sư điện, DH ngay từ những ngày đầu thành lập đã xác định nội dung công việc của mình gồm: thi công và lắp đặt hệ thống xử lý nước sạch, xử lý nước bể bơi, hệ thống cơ điện trong tòa nhà, thiết kế các loại tủ điều khiển, lắp đặt điện nước cho gia đình và đặc biệt. Cùng với đó, chúng tôi cũng là một trong những công ty Việt Nam đầu tiên mạnh dạn bước chân vào lĩnh vực tư vấn và lắp đặt hệ thống điện thông minh (Smart home).

Chúng tôi hiện đang cung cấp các sản phẩm điện thông minh của hãng Broadlink, với phương châm phát triển và mở rộng chúng tôi sẽ liên tục cập nhật những sản phẩm mới và hữu ích nhất và đồng thời cũng đảm bảo giá thành rẻ nhất trên thị trường hiện nay.
Nguồn bài viết : http://dhcompany.com.vn/
Các bạn có thể tham khảo 1 số bài viết hữu ích khác :
Thiết bị tụ điện
Tag: Mạch hẹn giờ đóng mở thiết bị điện, thiet bi tiet kiem dien, thiet bi tiet kiem dien ban o dau, thiet bi tiet kiem dien gia dinh, thiết bị tiết kiệm điện



Thứ Năm, 4 tháng 8, 2016

Ứng dụng của Mạch hẹn giờ đóng mở thiết bị

Hiện nay Mạch hẹn giờ đóng mởthiết bị được áp dụng phổ biến trong mọi lĩnh vực đời sống. Từ việc hẹn giờ bật tắt bóng điện, bình nóng lạnh, quạt và các thiết bị điện trong nhà cho đến những thiết bị điện công nghiệp trong những công trình lớn. Các bạn có thể đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về mạch hẹn giờ đóng mở thiết bị

Tổng quát về mạch hẹn giờ đóng mở thiết bị

Chức năng của mạch hẹn giờ đóng mở thiết bị

Cài đặt chính xác giờ bật và giờ tắt bất cứ thiết bị điện nào có trong ngôi nhà của bạn. Làm được điều này bởi vì mạch hẹn giờ đóng mở thiết bị được tích hợp bộ vi điều khiển họ IC nên sẽ cho độ chính xác rất cao so với khi chúng ta điều khiển bằng tay

Khái niệm mạch hẹn giờ đóng mở thiết bị

Mạch hẹn giờ đóng mở thiết bị là mạch giúp tự động bật tắt thiết bị điện theo thời gian cài  hoàn toàn tự động do con người thiết lập. Giúp thiết bị hoạt động chính xác hơn và giảm thiểu lượng điện năng lượng tiêu thụ

Ứng dụng của mạch hẹn giờ đóng mở thiết bị

Được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hiện nay, mạch hẹn giờ đóng mở thiết bị là một công cụ tuyệt vời mà con người sáng tạo ra để giúp ích cho chúng ta, sau đây là một số lĩnh vực mà mạch hẹn giờ đóng mở thiết bị được áp dụng:
- Đèn chiếu sáng ở những khu vực công cộng tự bật đèn lúc 18h tối và tắt lúc 6h sáng mỗi ngày.
- Thiết bị điện trang trí, quảng cáo tự bật 17h và tự động tắt lúc 24h tối (đi ngủ không cần dùng tới đèn trang trí => tránh rủi ro xảy ra sự cố điện, đồng thời tiết kiệm điện)
- Máy lạnh trong văn phòng làm việc tự bật lúc 7h sáng và tắt lúc 11h30 trưa (nghỉ trưa), rồi đến 13h bật lại cho đến 17h chiều tự động tắt => tránh lãng phí điện ngoài giờ làm việc.
- Hẹn giờ bật máy bơm nước tưới cây, máy sục khí các trại nuôi thủy sản,... rồi tắt tự động mỗi ngày => chính xác, hiệu quả, không tốn công sức và thời gian.
Và vô số ứng dụng trong cuộc sống mà bạn có thể nghĩ ra để ứng dụng bộ hẹn giờ tắt/mở thiết bị tự động thông minh này.
- Bật hệ thống báo động như HT1a hay hệ thống giám sát, camera giám sát, đầu ghi hình giám sát .v.v.
- Tắt hệ thống mạng internet, Lan trong cơ quan để tránh bị lãng phí, lợi dụng ban đêm.

Tất cả tiện ích trên được tích hợp trong ổ cắm thông minh



Trên đây là một sốt ứng dụng của mạch hẹn giờ đóng mở thiết bị, hi vọng bài viết này có ích đối với các bạn.
Nguồn bài viết :  http://dhcompany.com.vn/
Các bạn có thể theo dõi các bài viết hữu ích khác :
Nhà sản xuất thiết bị điện thông minh 
Tag : thiet bi tiet kiem dien, thiet bi tiet kiem dien ban o dau, thiet bi tiet kiem dien gia dinh, thiết bị tiết kiệm điện, nhà sản xuất thiết bị điện thông minh, sản xuất thiết bị điện


Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2016

Thiết bị điện mpe có đặc điểm như thế nào

Bạn  đã biết nhiều thông tin về thiết bị điện mpe hay chưa. Thiết bị điện mpe là một phần không thể thiếu trong các công trình cũng như các hệ thống điện. Ở bài viết này các bạn sẽ cùng nhau tìm hiểu những thông tin về thiết bị điện mpe.

Khái niệm thiết bị điện mpe

Thiết bị điện mpe  nghĩa là thiết bị điện mpe kỹ thuật cơ điện công trình. Trong một công trình xây dựng bất kỳ, thiết bị điện mpe kỹ thuật cơ điện là toàn bộ những chuỗi thiết bị điện mpe kỹ thuật được lắp đặt với mục đích phục vụ nhu cầu thiết yếu sử dụng hàng ngày của những con người sống hay làm việc tại đây.

Ứng dụng của thiết bị điện mpe trong cuộc sống

Đối với từng nhu cầu sử dụng cụ thể của từng dự án mà thiết bị điện mpe kỹ thuật cơ điện thiết bị điện mpe sẽ được thiếp lập để đáp ứng. Với tốc độ phát triển ngày càng cao của công nghệ kỹ thuật hiện nay trên thế giới, thiết bị điện mpe kỹ thuật cơ điện ngày càng được bổ sung, cập nhật, cải tiến những tính năng hiện đại và mang lại nhiều hữu ích cho người sử dụng.
thiet bi dien mpe
Thiết bị điện mpe

Thiết bị điện mpe có rất nhiều ứng dụng trong các hệ thống điện ở nhiều lĩnh vực của cuộc sống:
– Thiết bị điện mpe thông gió và điều hòa không khí;
– Thiết bị điện mpe tạo áp cầu thang thoát hiểm;
– Thiết bị điện mpe lạnh công nghiệp;
– Thiết bị điện mpe cấp nhiệt;
– Thiết bị điện mpe điện chiếu sáng;
– Thiết bị điện mpe điện động lực;
thiet bi dien mpe
Thiết bị điện mpe

– Thiết bị điện mpe điện nhẹ (BMS, Tel&Lan/Net, Camera, Auto door interlocking, Public adress, Television, Door/video phone, Access control, Alarm system, etc.);
– Thiết bị điện mpe chống sét;
– Thiết bị điện mpe cấp – thoát nước sinh hoạt;
thiet bi dien mpe
Thiết bị điện mpe

– Thiết bị điện mpe xử lý nước cấp (RO, distilled water);
– Thiết bị điện mpe xử lý nước thải
– Thiết bị điện mpe thoát nước mưa;
– Thiết bị điện mpe phòng cháy chữa cháy (Fire alarm, fire protection);
– Thiết bị điện mpe khí nén dược dụng (Oil-free, clean compressed air);
– Thiết bị điện mpe khí y tế (Oxygen, Nitrous oxide, Air, Vacuum);
Thiết bị điện mpe được ứng dụng rỗng rãi trong nhiều hệ thống điện góp phần không nhỏ giúp ích cho cuộc sống con người.
Các bạn có thể tham khảo thêm những bài viết hữu ích khác:
Ứng dụng mạch hẹn giờ đóng mở thiết bị
Tags:
thiet bi dien mpe, thiet bi tiet kiem dien, thiet bi tiet kiem dien ban o dau, thiet bi tiet kiem dien gia dinh, thiết bị tiết kiệm điện, mạch hẹn giờ đóng mở thiết bị


Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

Lợi ích của thiết bị cảm biến nhiệt

Bạn đã nghe nhiều về các loại thiết bị cảm biến nhiệt nhưng chưa biết chúng bao gồm những loại nào, ứng dụng của chúng ra sao trong cuộc sống thực tế. Hãy theo dõi bài viết ngay sau đây để được giải đáp những thắc mắc.

Thiết bị cảm biến nhiệt là gì

Thiết bị cảm biến nhiệt là thiết bị giúp hấp thu nhiệt độ từ môi trường, tại đây tùy theo cơ cấu của cảm biến sẽ biến đại lượng nhiệt này thành một đại lượng điện nào đó. Như thế một yếu tố hết sức quan trọng đó là “ nhiệt độ môi trường cần đo” và “nhiệt độ cảm nhận của cảm biến”. Cụ thể điều này là: Các loại cảm biến mà các bạn trông thấy nó đều là cái vỏ bảo vệ, phần tử cảm biến nằm bên trong cái vỏ này ( bán dẫn, lưỡng kim….) do đó việc đo có chính xác hay không tùy thuộc vào việc truyền nhiệt từ môi trường vào đến phần tử cảm biến tổn thất bao nhiêu ( 1 trong những yếu tố quyết định giá cảm biến nhiệt ).

 Phân loại thiết bị cảm biến nhiệt như thế nào

Nguyên tắc hoạt động của thiết bị cảm biến nhiệt đó là tăng cường trao đổi nhiệt giữa cảm biến và môi trường cần đo nhiệt độ.
Trên cơ sở đó ta phân loại thiết bị cảm biến nhiệt dựa trên nguyên lí hoạt động, tác dụng và tính năng của chúng thành các loại sau đây:
– Cặp nhiệt điện ( Thermocouple ).
– Nhiệt điện trở ( RTD-resitance temperature detector ).
– Thermistor.
– Bán dẫn ( Diode, IC ,….).
– Ngoài ra còn có loại đo nhiệt không tiếp xúc ( hỏa kế- Pyrometer ). Dùng hồng ngoại hay lazer.

Cấu tạo và ứng dụng của các thiết bị cảm biến nhiệt

THERMISTOR

– Cấu tạo: Làm từ hổn hợp các oxid kim loại: mangan, nickel, cobalt,…
– Nguyên lý: Thay đổi điện trở khi nhiệt độ thay đổi.
– Ưu điểm: Bền, rẽ tiền, dễ chế tạo.
– Khuyết điểm: Dãy tuyến tính hẹp.
– Thường dùng: Làm các chức năng bảo vệ, ép vào cuộn dây động cơ, mạch điện tử.
– Tầm đo: 50
thiet bi cam bien nhiet
Thiết bị cảm biến nhiệt

–  Thiết bị cảm biến nhiệt Thermistor được cấu tạo từ hổn hợp các bột ocid. Các bột này được hòa trộn theo tỉ lệ và khối lượng nhất định sau đó được nén chặt và nung ở nhiệt độ cao. Và mức độ dẫn điện của hổn hợp này sẽ thay đổi khi nhiệt độ thay đổi.
– Có hai loại thermistor: Hệ số nhiệt dương PTC- điện trở tăng theo nhiệt độ; Hệ số nhiệt âm NTC – điện trở giảm theo nhiệt độ. Thường dùng nhất là loại NTC.
– Thermistor chỉ tuyển tính trong khoảng nhiệt độ nhất định 50-150D.C do vậy người ta ít dùng để dùng làm cảm biến đo nhiệt. Chỉ sử dụng trong các mục đích bảo vệ, ngắt nhiệt, các bác nhà ta thường gọi là Tẹt-mít. Cái Block lạnh nào cũng có một vài bộ gắn chặt vào cuộn dây động cơ.
Lưu ý khi sử dụng:
– Tùy vào nhiệt độ môi trường nào mà chọn Thermistor cho thích hợp, lưu ý hai loại PTC và NTC (gọi nôm na là thường đóng/ thường hở ) Có thể test dễ dàng với đồng hồ VOM.
–  Nên ép chặt vào bề mặt cần đo.
–  Tránh làm hỏng vỏ bảo vệ.
–  Vì biến thiên điện trở nên không quan tâm chiều đấu dây.

NHIỆT ĐIỆN TRỞ RTD

– Cấu tạo của thiết bị cảm biến nhiệt RTD gồm có dây kim loại làm từ: Đồng, Nikel, Platinum,…được quấn tùy theo hình dáng của đầu đo. Khi nhiệt độ thay đổi điện trở giữa hai đầu dây kim loại này sẽ thay đổi, và tùy chất liệu kim loại sẽ có độ tuyến tính trong một khoảng nhiệt độ nhất định.Phổ biến nhất của RTD là loại cảm biến Pt, được làm từ Platinum. Platinum có điện trở suất cao, chống oxy hóa, độ nhạy cao, dải nhiệt đo được dài. Thường có các loại: 100, 200, 500, 1000 ohm tại 0 D.C. Điện trở càng cao thì độ nhạy nhiệt càng cao.
– RTD thường có loại 2 dây, 3 dây và 4 dây.
Lưu ý khi sử dụng:
– Loại RTD 4 dây giảm điện trở dây dẫn đi 1/2, giúp hạn chế sai số.
thiet bi cam bien nhiet
Thiết bị cảm biến nhiệt

– Cách sử dụng của RTD khá dễ chịu hơn so với Thermocouple. Chúng ta có thể nối thêm dây cho loại cảm biến này ( hàn kĩ, chất lượng dây tốt, có chống nhiễu ) và có thể đo test bằng VOM được.
–  Vì là biến thiên điện trở nên không quan tâm đến chiều đấu dây.

CẶP NHIỆT ĐIỆN  ( Thermocouples )

– Cấu tạo: Gồm 2 chất liệu kim loại khác nhau, hàn dính một đầu.
– Nguyên lý: Nhiệt độ thay đổi cho ra sức điện động thay đổi ( mV).
– Ưu điểm: Bền, đo nhiệt độ cao.
– Khuyết điểm: Nhiều yếu tố ảnh hưởng làm sai số. Độ nhạy không cao.
– Thường dùng: Lò nhiệt, môi trường khắt nghiệt, đo nhiệt nhớt máy nén,…
– Tầm đo: -100 D.C <1400 D.
thiet bi cam bien nhiet
Thiết bị cảm biến nhiệt

– Gồm 2 dây kim loại khác nhau được hàn dính 1 đầu gọi là đầu nóng ( hay đầu đo), hai đầu còn lại gọi là đầu lạnh ( hay là đầu chuẩn ). Khi có sự chênh lệch nhiệt độ giữa đầu nóng và đầu lạnh thì sẽ phát sinh 1 sức điện động V tại đầu lạnh. Một vấn đề đặt ra là phải ổn định và đo được nhiệt độ ở đầu lạnh, điều này tùy thuộc rất lớn vào chất liệu. Do vậy mới cho ra các chủng loại cặp nhiệt độ, mỗi loại cho ra 1 sức điện động khác nhau: E, J, K, R, S, T. Các bạn lưu ý điều này để chọn đầu dò và bộ điều khiển cho thích hợp.
– Dây của  thiết bị cảm biến nhiệt cặp nhiệt điện thì không dài để nối đến bộ điều khiển, yếu tố dẫn đến không chính xác là chổ này, để giải quyết điều này chúng ta phải bù trừ cho nó ( offset trên bộ điều khiển ).
Lưu ý khi sử dụng:
– Từ những yếu tố trên khi sử dụng loại cảm biến này chúng ta lưu ý là không nên nối thêm dây ( vì tín hiệu cho ra là mV nối sẽ suy hao rất nhiều ). Cọng dây của cảm biến nên để thông thoáng ( đừng cho cọng dây này dính vào môi trường đo ). Cuối cùng là nên kiểm tra cẩn thận việc Offset thiết bị.
– Lưu ý: Vì tín hiệu cho ra là điện áp ( có cực âm và dương ) do vậy cần chú ý kí hiệu để lắp đặt vào bộ khuếch đại cho đúng.

BÁN DẪN

– Cấu tạo: Làm từ các loại chất bán dẫn.
– Nguyên lý: Sự phân cực của các chất bán dẫn bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ.
– Ưu điểm: Rẽ tiền, dễ chế tạo, độ nhạy cao, chống nhiễu tốt, mạch xử lý đơn giản.
– Khuyết điểm: Không chịu nhiệt độ cao, kém bền.
– Thường dùng: Đo nhiệt độ không khí, dùng trong các thiết bị đo, bảo vệ các mạch điện tử.
– Tầm đo: -50 <150 D.C.
thiet bi cam bien nhiet
Thiết bị cảm biến nhiệt

–  Thiết bị cảm biến nhiệt Bán Dẫn là những loại cảm biến được chế tạo từ những chất bán dẫn. Có các loại như Diode, Transistor, IC. Nguyên lý của chúng là dựa trên mức độ phân cực của các lớp P-N tuyến tính với nhiệt độ môi trường. Ngày nay với sự phát triển của ngành công nghệ bán dẫn đã cho ra đời rất nhiều loại cảm biến nhiệt với sự tích hợp của nhiều ưu điểm: Độ chính xác cao, chống nhiễu tốt, hoạt động ổn định, mạch điện xử lý đơn giản, rẽ tiền,….

Ta dễ dàng bắt gặp các cảm biến loại này dưới dạng diode ( hình dáng tương tự Pt100), các loại IC như: LM35, LM335, LM45. Nguyên lý của chúng là nhiệt độ thay đổi sẽ cho ra điện áp thay đổi. Điện áp này được phân áp từ một điện áp chuẩn có trong mạch.
IC Cảm biến nhiệt LM35 và cảm biến nhiệt độ dạng Diode
Gần đây có cho ra đời IC cảm biến nhiệt cao cấp, chúng hổ trợ luôn cả chuẩn truyền thông I2C ( DS18B20 ) mở ra một xu hướng mới trong “ thế giới cảm biến”.
Lưu ý khi sử dụng:
–          Vì được chế tạo từ các thành phần bán dẫn nên cảm biến nhiệt Bán Dẫn kém bền, không chịu nhiệt độ cao. Nếu vượt ngưỡng bảo vệ có thể làm hỏng cảm biến.
–         Cảm biến bán dẫn mỗi loại chỉ tuyến tính trong một giới hạn nào đó, ngoài dải này cảm biến sẽ mất tác dụng. Hết sức quan tâm đến tầm đo của loại cảm biến này để đạt được sự chính xác.
–         Loại cảm biến này kém chịu đựng trong môi trường khắc nghiệt: Ẩm cao, hóa chất có tính ăn mòn, rung sốc va chạm mạnh.

NHIỆT KẾ BỨC XẠ ( còn gọi là hỏa kế- pyrometer )

– Cấu tạo: Làm từ mạch điện tử, quang học.
– Nguyên lý: Đo tính chất bức xạ năng lượng của môi trường mang nhiệt.
– Ưu điểm: Dùng trong môi trường khắc nghiệt, không cần tiếp xúc với môi trường đo.
– Khuyết điểm: Độ chính xác không cao, đắt tiền.
– Thường dùng: Làm các thiết bị đo cho lò nung.
– Tầm đo: -54 <1000 D.F.
thiet bi cam bien nhiet
Thiết bị cảm biến nhiệt

–         Nhiệt kế bức xạ (hỏa kế ) là loại thiết bị cảm biến nhiệt chuyên dụng dùng để đo nhiệt độ của những môi trường mà các cảm biến thông thường không thể tiếp xúc được ( lò nung thép, hóa chất ăn mòn mạnh, khó đặt cảm biến).
–         Gồm có các loại: Hỏa kế bức xạ, hỏa kế cường độ sáng, hỏa kế màu sắc. Chúng hoạt động dựa trên nguyên tắc các vật mang nhiệt sẽ có hiện tượng bức xạ năng lượng. Và năng lượng bức xạ sẽ có một bước sóng nhất định. Hỏa kế sẽ thu nhận bước sóng này và phân tích để cho ra nhiệt độ của vật cần đo.
Lưu ý khi sử dụng:
–  Tùy theo thông số của nhà sản xuất mà hỏa kế có các tầm đo khác nhau, tuy nhiên đa số hỏa kế đo ở khoảng nhiệt độ cao. Và vì đặc điểm không tiếp xúc trực tiếp với vật cần đo nên mức độ chính xác của hỏa kế không cao, chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường xung quanh (góc độ đo, rung tay, ánh sáng môi trường ).
Trên đây là những thông tin về thiết bị cảm biến nhiệt và ứng dụng, lợi ích của chúng trong cuộc sống. Mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp mang lại những thông tin hữu ích dành cho bạn.
Các bạn có thể tham khảo những bài viết khác:
Tags:

thiet bi cam bien nhiet, thiet bi dien mpe, thiet bi tiet kiem dien, thiet bi tiet kiem dien ban o dau, thiet bi tiet kiem dien gia dinh, thiết bị tiết kiệm điện