Các thiết
bị hồng ngoại, thiết bị cảm biến
ngày càng được ứng dụng nhiều hơn trong cuộc sống. Chúng mang lại những lợi
ích, tác dụng trong nhiều lĩnh vực: an ninh, quốc phòng, quân sự, sản xuất… Hãy
theo dõi bài viết ngay sau đây để cùng tìm hiểu về vấn đề này
Thiết bị hồng ngoại, thiết bị cảm biến là gì
Thiết bị hồng ngoại
Thiết bị hồng ngoại là tia hồng
ngoại là bức xạ điện từ có bước sóng dài hơn ánh sáng khả kiến nhưng ngắn hơn
tia bức xạ vi ba. Tia "hồng ngoại" có nghĩa là "ngoài mức đỏ",
màu đỏ là màu sắc có bước sóng dài nhất trong ánh sáng thường.
Thiết bị cảm biến
Thiết bị cảm biến là thiết bị
điện tử cảm nhận những trạng thái hay quá trình vật lý hay hóa học ở môi trường
cần khảo sát, và biến đổi thành tín hiệu điện để thu thập thông tin về trạng
thái hay quá trình đó
Phân loại và ứng dụng thiết bị cảm biến, thiết bị hồng ngoại
Chúng ta sẽ
phân loại thiết bị cảm biến và thiết bị hồng ngoại dựa trên nguyên lí
hoạt động của chúng.
Thiết bị hồng ngoại được phân loại và ứng dụng như sau
Thiết bị hồng ngoại có tác dụng nhiệt
Thiết bị hồng ngoại có thể gây ra hiện tượng quang điện trong ở chất bán dẫn
Thiết bị hồng ngoại có thể biến điệu như sóng điện từ cao tần
Các thiết bị hồng ngoại được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực:
Đo nhiệt độ: Việc thu nhận và đo đạc tia hồng ngoại có thể giúp xác định nhiệt độ của vật từ xa, nếu chúng là nguồn phát ra các tia thu được. Hình chụp trong phổ hồng ngoại gọi là hình ảnh nhiệt, hay trong trường hợp vật rất nóng trong NIR hay có thể thấy được gọi là phép đo nhiệt.
Kỹ thuật đo nhiệt độ bằng hồng ngoại được dùng chủ yếu trong quân sự, và ứng dụng công nghiệp. Kỹ thuật này hiện cũng đang được ứng dụng và dần quen thuộc với thị trường dân sự như: máy ảnh trên xe hơi; tùy thuộc vào giá thành của các sản phẩm có được giảm mạnh hay không.
Phát nhiệt: thiết bị hồng ngoại được dùng trong đèn hồng ngoại sưởi trực tiếp lên cơ thể, và bố trí ở một số phòng tắm hơi. Tuy nhiên cần lưu ý không nhìn vào các đèn này vì mắt không điều tiết được độ mở sáng theo tia hồng ngoại, chúng có thể gây mù mắt. Tia hồng ngoại có thể được dùng làm tan tuyết trên cánh máy bay. Một lượng lớn năng lượng mặt trời là nằm trong vùng hồng ngoại. Các vật nóng cỡ vài trăm độ C như lò sưởi, bếp cũng phát ra bức xạ vật đen có cực đại ở vùng hồng ngoại. Do vậy tia hồng ngoại còn được gọi là tia nhiệt.
Kỹ thuật hồng ngoại trong quân sự: rất quan trọng với ngành quốc phòng. Những tên lửa không đối không cự ly gần mà máy bay chiến đấu sử dụng đều có dùng tia hồng ngoại dẫn đường, thường gọi là "tên lửa tầm nhiệt" hay tên lửa dẫn hướng hồng ngoại. Đầu tên lửa lắp thiết bị đầu dò hồng ngoại, tên lửa tự động bám sát luồng hơi nóng từ động cơ máy bay để tìm đến đích. Để chống lại tên lửa tầm nhiệt thì máy bay bố trí các quả pháo nóng sáng, tung ra khi phát hiện có tên lửa. Nó dẫn đến cuộc đua, một mặt là tăng khả năng nhận dạng bằng ảnh hồng ngoại cho tên lửa, mặt khác là sử dụng cùng với các dạng dẫn hướng khác.
Điện tử điều khiển: Các điều khiển xa, thường gọi là "remote control", phần lớn dùng tia hồng ngoại để điều khiển ti vi, dàn âm thanh/hình ảnh, quạt,...
Tự động bật tắt thiết bị: Tại các nơi công cộng như sân bay, nhà ga, cửa hàng, bệnh viện, nhà riêng,... thì việc tự động đóng mở cửa, bật tắt đèn, vòi nước,... thực hiện bằng cảm biến hồng ngoại (mắt thần) nhận biết người hoặc vật chuyển động thông qua nhiệt độ cao hơn xung quanh. Tuy nhiên nếu chỉ dùng cảm biến hồng ngoại thì hoạt động cảm biến dễ lỗi khi nhiệt độ môi trường cao hơn 35 °C.
Các mắt thần này dùng điốt quang loại tiếp nhận hồng ngoại để cảm biến. Mắt dùng 1 điốt thì cảm nhận gần và hẹp, mắt dùng nhiều điốt thì mỗi điốt giám sát một góc đặc nhất định, và nâng khoảng cách cảm nhận đến 3-5m.
Phụ kiện thiết bị vi tính: Một số chuột quang cũng dùng tia hồng ngoại, tuy nhiên chuột này cần có thêm LED báo "có cấp nguồn"
Thiết bị hồng ngoại cũng được dùng để truyền tải thông tin trong mạng nhỏ, ví dụ như từ máy tính sang máy tính, máy tính sang điện thoại, điện thoại với điện thoại... hoặc các thiết bị gia dụng khác. Tuy nhiên khoảng cách truyền ngắn và dễ nhiễu.
![]() |
thiết bị hồng ngoại |
![]() |
thiết bị hồng ngoại |
Thiết bị cảm biến được phân loại và ứng dụng như sau:
Thiết bị cảm
biến điện trở: Hoạt động dựa theo di chuyển con chạy hoặc góc quay của biến trở,
hoặc sự thay đổi điện trở do co giãn vật dẫn.
Thiết bị cảm
biến biến áp vi phân: Cảm biến vị trí (Linear variable differential
transformer, LVDT)
Thiết bị cảm
biến cảm ứng điện từ: các antenna
Thiết bị cảm
biến dòng xoáy: Các đầu dò của máy dò khuyết tật trong kim loại, của máy dò
mìn.
Thiết bị cảm
biến cảm ứng điện động: chuyển đổi chuyển động sang điện như microphone điện động,
đầu thu sóng địa chấn trên bộ (Geophone).
Thiết bị cảm
biến điện dung: Sự thay đổi điện dung của cảm biến khi khoảng cách hay góc đến
vật thể kim loại thay đổi.
Thiết bị cảm
biến từ trường: Cảm biến hiệu ứng Hall, cảm biến từ trường dùng vật liệu sắt từ,...
dùng trong từ kế.
Thiết bị cảm
biến áp điện: Chuyển đổi áp suất sang điện dùng gốm áp điện như titanat bari,
trong các microphone thu âm, hay ở đầu thu sóng địa chấn trong nước
(Hydrophone) như trong các máy Sonar.
Thiết bị cảm
biến quang: Các cảm biến ảnh loại CMOS hay cảm biến CCD trong camera, các
photodiode ở các vùng phổ khác nhau dùng trong nhiều lĩnh vực. Ví dụ đơn giản
nhất là đầu dò giấy trong khay của máy in làm bằng photodiode. Chúng đang là
nhóm đầu bảng được dùng phổ biến, nhỏ gọn và tin cậy cao.
Thiết bị cảm
biến huỳnh quang, nhấp nháy: Sử dụng các chất phát quang thứ cấp để phát hiện
các bức xạ năng lượng cao hơn, như các tấm kẽm sulfua.
Thiết bị cảm
biến điện hóa: Các đầu dò ion, độ pH,...
Thiết bị cảm
biến nhiệt độ: Cặp lưỡng kim, hoặc dạng linh kiện bán dẫn như Precision
Temperatur Sensor LM335 có hệ số 10 mV/°K.
![]() |
thiết bị cảm biến |
Bên cạnh đó
thiết bị hồng ngoại và thiết bị cảm biến còn rất nhiều ứng dụng khác trong cuộc
sống mà chúng ta có thể bắt gặp.
Trích dẫn
tài liệu : https://vi.wikipedia.org
Trên đây là
những thông tin, ứng dụng của hai loại thiết
bị cảm biến và thiết bị hồng ngoại,
rất mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp hữu ích dành cho bạn.
Các bạn có
thể tham khảo thêm những bài viết hữu ích khác:
Tags:
thiet bi cam bien, thiet
bi hong ngoai, thiết bị cảm biến, thiet bi cam bien nhiet, thiet bi tiet
kiem dien, thiet bi tiet kiem dien ban o dau, thiet bi tiet kiem dien gia dinh,
thiết bị tiết kiệm điện
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét